Uống Trà Có Tốt Không? Uống Trà Thế Nào Cho Đúng Chuẩn?

Uống trà có tốt không là câu hỏi chung của nhièu người

Uống trà có tốt không? Uống trà thế nào cho đúng chuẩn?

 
Trà có rất nhiều loại với hương vị riêng và có những công dụng khác nhau cho sức khỏe mỗi người. Với nhiều người uống trà rất tốt cho sức khoẻ. Với nhiều người khác trà đôi khi lại gây mất ngủ, không tốt cho sức khoẻ. Vậy thì uống trà có tốt không? Hẳn là bạn cũng đang băn khoăn?
 
Uống trà như thế nào để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn? Hay cần lưu ý những gì khi uống trà? Bạn hãy xem tiếp bài viết này để cùng hiểu rõ và an tâm hơn nhé.
 

Uống trà có tốt không?

 
Nếu bạn thắc mắc uống trà có tốt không thì câu trả lời là có nhé. Nhưng với điều kiện là bạn phải uống một cách có chừng mực và phù hợp với cơ thể. 
 
– Khi uống trà đúng cách, trà sẽ giúp kích thích cơ thể duy trì sự tỉnh táo, nhờ đó nâng cao hiệu quả học tập và năng suất làm việc.
– Trong thành phần của trà, người ta thấy rằng đa phần trà, nhất là trà xanh đều giàu chất chống oxy hóa. Đây là nhóm chất tham gia bảo vệ tim mạch và hỗ trợ tốt cho hoạt động ngăn chặn tác nhân gây lão hóa của cơ thể.
– Uống trà đều đặn mỗi ngày còn giúp làm giảm tình trạng tích lũy mỡ thừa và giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Do đó, trong nhiều sản phẩm trà giảm cân hiện nay có trà xanh hoặc một số loại trà khác.
 
 
Uống trà có tốt không là câu hỏi chung của nhièu người
Uống trà có tốt không là câu hỏi chung của nhièu người
 
– Tuy vậy nhưng nếu uống trà quá nhiều để thay thế nước hàng ngày, bạn có thể gặp nhiều tác hại không tốt. Điển hình như trong trà có Caffein, có thể gây mất ngủ và các tác dụng phụ không tốt khác nếu như bạn dung nạp nó với liều lượng quá nhiều so với cơ thể.
 
Như vậy, cách uống trà của bạn ra sao sẽ quyết định câu trả lời rằng uống trà có tốt không?
 

Cách uống trà đúng chuẩn là thế nào?

 
“Uống trà có tốt không?”, “uống trà như thế nào cho đúng?” là thắc mắc của những người thường dùng trà mỗi ngày. Có thể là bạn cũng không ngoại lệ đúng không nào.
 

Uống trà có lợi ích gì?

 
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
 
Uống trà có tác dụng gì? Bác sĩ Anna Jacob, Giám đốc một Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe ở  Singapore đã khuyến khích sử dụng trà như một loại thức uống có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
 
Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh trà có khả năng điều hòa huyết áp và kiểm soát cholesterol. Trong trà chứa Flavonoids giúp giảm cục máu đông, cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và đột quỵ.
 
 
Uống trà giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Uống trà giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

 

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
 
Trong trà có chất chống oxi hóa EGCG rất hữu ích, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và các thay đổi xấu. EGCG loại bỏ gốc tự do khỏi máu, giảm nguy cơ ung thư, loãng xương, tim mạch, tiểu đường và thoái hóa thần kinh.
 
 
Uống trà hàng ngày giúp ngăn ngừa ung thư
Uống trà hàng ngày giúp ngăn ngừa ung thư
 
Giảm cân, giữ dáng
 
Uống trà có giảm cân được không? Các thử nghiệm đã cho thấy rằng trà làm tăng tốc trao đổi chất, đốt cháy chất béo hiệu quả. Oxy hóa chất béo tăng 17%, trà hứa hẹn là giải pháp giảm cân tuyệt vời cho cơ thể người.
 
Trà giúp giảm sự tích tụ chất béo, nhất là ở vùng bụng. Nếu biết cách kết hợp ăn uống và tập luyện khoa học, bạn sẽ có vòng eo thon thả nhanh chóng.
 
Giúp xương khớp chắc khỏe
 
Trà có tác dụng chống viêm giúp giảm viêm khớp, thấp khớp và đau xương. Catechin trong trà làm chậm lão hóa xương, rạn nứt, ngăn quá trình loãng xương. Trà giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
 
Nhiều nghiên cứu về công dụng của trà cho thấy, phụ nữ uống ít nhất ba tách trà mỗi ngày giúp giảm 60% nguy cơ viêm khớp dạng thấp so với người không uống.
 
 
Uống trà giúp xương khớp chắc khỏe
Uống trà giúp xương khớp chắc khỏe
 
Giảm hàm lượng đường trong máu
 
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Bình (Bệnh viện Nội tiết TW), trà có nhiều polyphenol chống oxy hóa và giúp mở rộng động mạch, giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp, giảm stress và ngăn ngừa đông máu. Điều này giúp  ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, đặc biệt là biến chứng tim mạch.
 
Trong Trà còn chứa thành phần kích thích sản sinh Insulin, tăng sự nhạy cảm insulin. Do đó uống trà giúp cải thiện quá trình trao đổi glucose và hạn chế đường dư thừa trong máu, cải thiện chỉ số đường huyết.
 
Cải thiện tình trạng lão hoá da
 
Trà giúp làm chậm và ngăn ngừa tình trạng lão hóa trên da nhờ sự xuất hiện của polyphenols trong trà, đó là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng chống lại các gốc tự do xấu. 
 
Polyphenols giúp làm chậm quá trình lão hóa da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và duy trì làn da tươi trẻ hơn. Việc thường xuyên thưởng thức trà có thể mang lại lợi ích rõ rệt cho làn da, giúp bạn tự tin hơn về da của mình.
 
Tăng cường sức khỏe não bộ
 
Trong Trà có chứa caffeine, một chất kích thích mạnh. Caffeine cho phép các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine hoạt động mạnh mẽ hơn sẽ giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng và tinh thần của người uống trà. Caffeine trong trà có thể giúp tăng sự tập trung và tăng cường khả năng xử lý thông tin.
 
 
Trà có nhiều lợi ích cho não bộ
Trà có nhiều lợi ích cho não bộTrà có nhiều lợi ích cho não bộ
 
Giúp răng chắc khỏe, Giảm hôi miệng
 
Nhiều loại kem đánh răng chứa chiết xuất trà xanh. Vì các thành phần trong trà có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây vấn đề răng miệng, hạn chế hôi miệng. Tác dụng của uống trà sau bữa ăn giúp giảm sự hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa mảng bám trên răng.
 

Uống trà quá nhiều gây tác hại gì?

 
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề uống trà có tốt không, bạn cũng nên tìm hiểu một vài tác hại nếu lạm dụng trà hay uống trà với liệu lượng không hợp lý.
 
Uống nhiều trà Làm cơ thể hấp thụ sắt chậm
 
Hợp chất tanin trong thành phần của trà dễ phản ứng cùng sắt, vô tình làm cho cơ thể hấp thụ sắt kém hơn. Do đó, người uống trà nhiều có chỉ số hồng cầu giảm thấp và hay bị thiếu sắt hơn.
 
Bạn chỉ nên uống trà với liều lượng vừa phải để đảm bảo cơ thể duy trì khả năng hấp thụ sắt. Tuyệt đối không uống hơn 710ml nước trà mỗi ngày.
 
Uống nhiều trà Gây tình trạng bồn chồn, lo âu
 
Thành phần chính trong trà là hợp chất caffeine, có khả năng kích thích hệ thần kinh, giúp duy trì sự tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu dung nạp một lượng lớn caffeine quá mức phù hợp, cơ thể dễ trở nên bồn chồn, lo âu.
 
Các chuyên gia nghiên cứu và cho biết lượng caffeine trong hồng trà lớn hơn trà xanh. Ngoài ra, nếu bã trà ngâm nước quá lâu thì lượng caffeine có xu hướng tăng lên. Do đó, bạn nên dùng trà xanh thay vì hồng trà nếu muốn giảm lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể, đồng thời, không ngâm bã trà trong nước quá lâu.
 
Trà có thể làm bạn mất ngủ
 
Do caffeine từ trà xâm nhập vào cơ thể có khả năng ngăn chặn hoạt động tạo mới hormone melatonin, giữ vai trò thiết yếu trong điều hòa, duy trì giấc ngủ ngon vì thế mà uống trà có thể khiến bạn mất ngủ.
 
Nếu duy trì tình trạng thiếu ngủ dài ngày sẽ khiến cơ thể giảm tập trung, kém minh mẫn, có thể dẫn đến trầm cảm, không thể kiểm soát cân nặng, hay khiến thần kinh suy nhược.
 
Một điều nữa là sau khi xâm nhập vào cơ thể, caffeine chỉ có thể được chuyển hóa sau 6 giờ đồng hồ. Vì thế nếu uống trà mà bạn mất ngủ thì bạn không nên uống trà sau 3h chiều nhé.
 
 
Caffeine từ trà là nguyên nhân khiến người dùng mất ngủ
Caffeine từ trà là nguyên nhân khiến người dùng mất ngủ
 
Gây tình trạng nôn ói
 
Uống trà đặc, và nhất là uống trà lúc đang đói bạn có thể bị cồn cào, thậm chí cảm thấy buồn nôn sau khi uống trà.
Nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng khó chịu như cơ thể nôn nao, đau dạ dày, nôn ói là do thành phần tanin trong các loại trà tác động mạnh vào mô tiêu hóa.
 
Gây ợ nóng
 
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng là do cơ thể hấp thụ quá mức hàm lượng caffeine.
Caffeine còn khiến tình trạng trào ngược axit trở nên xấu hơn do cơn co thắt trong dạ dày xuất hiện nhiều lần hơn. Đồng thời, thực quản lại đang thả lỏng khiến dịch tiết ở dạ dày bị đẩy lên phía trên dễ dàng, làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng ợ nóng ở nhiều người.
 
Tăng nguy cơ sẩy thai
 
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai dễ gặp nguy cơ sẩy thai hơn nếu uống quá nhiều trà. Bởi vì thành phần caffeine trong trà thường làm bà bầu khó ngủ, dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng không tốt cho cả sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
 
Gây nhức đầu thường xuyên
 
Tiêu thụ caffeine ở mức quá đà sẽ khiến cơ thể xuất hiện cơn đau đầu thường xuyên hơn ảnh hưởng đến sức khỏ, công việc và đời sống.
Nếu việc đau đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn mỗi khi uống trà, thì bạn không nên uống trà và hãy thay thế bằng thức uống khác nhé.
 
Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt
 
Người uống trà nhiều thường gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi bạn uống trên 1,4 lít trà mỗi ngày. Người người uống trà nhiều dễ gặp triệu chứng hoa mắt chóng mặt
 
Cơ thể bị nghiện caffeine
 
Caffeine tương tự như một chất gây nghiện, dẫn đến cơ thể dễ bị lệ thuộc. Tuy rằng tác động của nó không mạnh như một số chất gây nghiện khác nhưng đôi khi cũng đủ để khiến cơ bạn thể gặp phải nhiều vấn đề như nhịp tim đập nhanh, đau đầu, mất ngủ.
Để không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào caffeine trong trà, bạn hãy uống trà một cách có chừng mực, và phải bổ sung thêm nhiều nước hơn trong ngày.
 

Uống trà như thế nào để tốt cho sức khỏe? Lưu ý khi uống trà.

 
Về vấn đề uống trà có tốt không tùy thuộc vào cách thức bạn uống trà có hợp lý không:
 
Về cơ bản trà có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ và đời sống. Biết cách thưởng trà cũng là một cách bạn tận hưởng cuộc sống chất lượng hơn. Nếu uống trà theo đúng liều lượng hợp lý với cơ thể, trà xanh hay một số loại trà khác đều tốt cho sức khỏe.
 

Lưu ý Khi uống trà

 
– Lưu ý rằng bạn không nên dùng trà thay nước uống mỗi ngày nhé. Tốt nhất bạn hãy uống trung bình 2 – 3 ly nhỏ trà hàng ngày với liều lượng không quá 710ml. Với nhiều người cơ thể vẫn có thể dung nạp một lượng lớn trà mà vẫn không sao. Tuy nhiên nếu bạn duy trì điều đó thường xuyên thì một ngày nào đó sức khoẻ của bạn nhất định sẽ bị ảnh hưởng không mong muốn.
– Bạn cũng nên uống trà ấm thay vì dùng trà quá nóng. Thời điểm lý tưởng để uống trà là vào buổi sáng, không uống trà sau 3 giờ chiều.
– Tuyệt đối không uống nhiều trà nếu bụng đang đói vì dễ khiến cơ thể có cảm giác cồn cào, nôn nao, thậm chí chóng mặt.
 

Thực phẩm không nên kết hợp với trà

 
Bạn có thể uống trà xanh và những loại trà khác hàng ngày. Nhưng trong lúc uống trà, bạn không nên dùng kết hợp trà với một vài loại thực phẩm kỵ với trà, không thích hợp dùng chung như: nhân sâm, gừng tươi, nghệ tươi, tỏi, ớt chuông,… Ví dụ: Gừng tươi có tác dụng làm ấm và kích thích tiêu hóa nhưng khi kết hợp với trà xanh, tác dụng này có thể làm gia tăng tác động của trà xanh, gây cảm giác khó chịu ở dạ dày đối với một số người.
 
 
Một số loại thực phẩm không thích hợp dùng với trà
Một số loại thực phẩm không thích hợp dùng với trà
 
Đặc biệt, Trà xanh rất kỵ với rượu. Nếu bạn uống rượu cùng lúc với trà xanh rất dễ làm cơ thể lo âu, bồn chồn, gây rối loạn nhịp tim.
 
Về cơ bản thì trà hay bất cứ thứ gì đều không tốt khi ta dùng quá nhiều. Uống trà có tốt không phụ thuộc vào cách sử dụng trà của bạn thế nào. Trà sẽ mang đến nhiều tác động tích cực cho cơ thể nếu uống một cách có chừng mực và đúng cách. Hãy lưu tâm những chia sẻ trên bài viết này để có thể Thưởng trà đúng nghĩa và tận hưởng điều tuyệt vời từ trà, tránh các tác dụng không mong muốn bạn đọc nhé. Quân Vương Chúc bạn luôn có những khoảnh khắc tuyệt vời!
 
>> Bạn đọc có thể xem thêm bài: Thưởng tràNghệ thuật sống chậm
 
Nguồn tham khảo: nhathuoclongchau.com.vn& tita.art

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon back to top